Cấu trúc silo là gì? Hiệu quả và cách xây dựng cấu trúc silo

Trong quá trình xây dựng website và xây dựng các nội dung cho trang web sao thật chi tiết, đầy đủ và dễ lên TOP thì cấu trúc đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng tôi chắc chắn rằng mỗi SEOer đều hiểu được tầm quan trọng của các cấu trúc đối với sự phát triển của website, trong số đó bao gồm cấu trúc silo. Vậy cấu trúc silo là gì và có vai trò như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua những nội dung dưới đây!

Như thế nào được gọi là cấu trúc silo?

Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu cấu trúc silo là quá trình tổ chức, cấu tạo và thiết lập những thông tin có sự liên quan nhất định đến nhau trên nền tảng một website. Cấu trúc này trước khi ra mắt sẽ được mô tả khái quát dưới dạng biểu đồ trực quan.

Cấu trúc silo

Một cấu trúc silo điển hình tốt là cấu trúc chứa được nhiều nội dung liên quan đến một chủ đề nhất định. Với cấu trúc silo có nhiều nội dung liên quan như vậy, website của bạn sẽ có cơ hội được tăng độ liên quan trong bộ lọc của google. Cũng nhờ những nội dung được khái quát theo cấu trúc silo, người dùng khi tìm kiếm một nội dung nào đó cũng dễ dàng nhìn thấy những nội dung liên quan đến từ web của bạn, từ đó có thể tăng lượt tương tác trên website.

Các nội dung trong cấu trúc silo sẽ được chia từ từng nội dung lớn đến các nội dung nhỏ và chi tiết hơn. Đảm bảo rằng lượng thông tin này có thể đủ để giải đáp những thắc mắc có liên quan của người dùng.

Hiệu quả của cấu trúc silo là gì?

Với cấu trúc này, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích về khả năng tương tác thực tế cũng như xếp hạng trên google. Cụ thể, cấu trúc silo có thể có một số lợi ích như sau:

Lợi ích đối với trải nghiệm người dùng

Với những người có quan tâm đến chủ đề, có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm và các công dụng có liên quan thì một website có tổ chức khoa học chắc chắn sẽ để lại ấn tượng nhất định với người dùng. Đơn giản có thể hiểu vì cấu trúc khoa học sẽ giúp khách dễ dàng truy cập và di chuyển đến các nội dung trên web.

Khi được thiết kế với cấu trúc silo, người dùng sẽ dễ dàng tìm được các nội dung tương thích và thực hiện các thao tác điều hướng trên web một cách rất tự nhiên.

Lợi ích đối với SEO

Đối với SEO web, lợi ích mà cấu trúc silo đem lại là không hề nhỏ. Cụ thể, khi sử dụng cấu trúc này, bạn có thể dễ dàng thực hiện tối ưu cho Search Engine. Việc xây dựng cấu trúc silo này ngay từ ban đầu khi xây dựng web giúp bạn làm thời gian thực hiện các thao tác Google sandbox tốn kém thời gian. Thông thường, Google sandbox tốn khoảng 3-4 tháng sau khi ra mắt nếu không xây dựng cấu trúc silo.

Ngoài ra, nhờ có cấu trúc này mà bạn sẽ dễ dàng xây dựng backlink hơn vì các liên kết tới page silo quan trọng sẽ được thực hiện, liên kết với các bài post cùng danh mục. Đồng thời, với việc xây dựng cấu trúc silo như vậy sẽ giúp trang web của bạn không xuất hiện các post bỏ hoang vì hầu hết các bài biết sẽ được liên kết với nhau thông qua một silo page.

Cách thức xây dựng cấu trúc silo

Có thể thấy, việc xây dựng trang web có cấu trúc silo là bước rất quan trọng đối với quá trình làm SEO web. Cụ thể, bạn có thể xây dựng cấu trúc silo bằng hai phương pháp dưới đây!

XEM THÊM:

Xây dựng cấu trúc silo chiến lược

Bình thường, chúng ta hay tập chung vào thao tác đi link landing page liên tục trong thời gian dài nên rất dễ trở thành link spam. Bởi vậy, thay vì sử dụng cách thức SEO truyền thống, bạn nên dùng liên kết nội bộ để phân phối sức mạnh của website. Nhờ vậy có thể nhận được nhiều lợi ích từ các liên kết đó.

Trong quá trình xây dựng các liên kết website, bạn cần lưu ý không nên tối ưu anchor text, điều này rất dễ làm web bị dính án phạt từ google. Mặt khác, trong quá trình liên kết các bài viết thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng cụm từ khóa đối sánh và tối ưu hóa các anchor text.

Xây dựng cấu trúc silo theo category

Đây là phương pháp xây dựng cấu trúc liên kết dựa trên các từ khóa mục tiêu, tạo và làm cho nội dung trở nên cụ thể hơn từ những nội dung lớn. Để xây dựng silo theo category, bạn cần xác định được chủ đề của website sau đó tạo những nội dung cụ thể, kiểm tra link building và cuối cùng là liên kết các bài viết với từng chủ để tới trang mục tiêu.

Cấu trúc silo 1

Chỉ với những bước đơn giản như vậy, bạn đã hoàn toàn có thể xây dựng thành công một cấu trúc silo cho trang web của mình. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu hơn về cấu trúc silo, biểu hiện và cách thức xây dựng cấu trúc này trong quá trình xây dựng website cho mình.

THAM KHẢO THÊM:

Rate this post