Subdomain là gì? Hướng dẫn tạo Subdomain đơn giản và hiệu quả

Có thể đối với nhà quản trị hay các SEOer, subdomain đã không còn là cụm từ quá xa lạ nữa, thay vào đó là một công cụ quen thuộc để tạo ra thành công của website. Khi sở hữu một subdomain bạn sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí để đăng ký thêm một tên miền mới. Vì vậy tính hữu ích của subdomain là cực kỳ quan trọng, và thông qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn ngay cho bạn cách tạo subdomain dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Subdomain được hiểu như thế nào?

Hiểu đơn giản nhất, Subdomain là tên miền phụ, và nó có chức năng và hoạt động không khác gì một tên miền chính, đặc biệt subdomain rất có thể được tạo toàn bộ mà không cần dùng tiền.

Subdomain là một phần được tách ra từ Domain và miền phụ này có thể hoạt động riêng biệt như một trang web bình thường có tên giống như miền chính. Ngoài ra nó tách biệt hoàn toàn như 1 website khác, không hưởng bất kỳ backlink nào từ miền chính.

Bằng cách sử dụng tên Subdomain người dùng dễ dàng tạo ra một trang web hoàn toàn riêng biệt với cách thức hoạt động độc lập. Mà bạn không cần tốn kém chi phí để đăng ký cũng như lo lắng khi gặp phải các rắc rối như việc xử lý chuyển hướng tên miền.

subdomain là gì

Tác dụng của subdomain đối với website

Nhiều nhà quản trị luôn có mong muốn sở hữu những subdomain chất lượng, và với công cụ này bạn có thể dễ dàng tạo ra một trang web dành cho một nhóm đối tượng riêng biệt. Cùng với đó là vô số tác dụng khác mà subdomain có thể mang lại khác.

Tên miền phụ giúp website có thể quản lý được nhiều khu vực, các loại ngôn ngữ khác nhau giúp việc đẩy mạnh thương hiệu tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng subdomain còn giúp người quản lý giảm thiểu chi phí cài đặt nhiều ngôn ngữ cho website của mình.

Subdomain cũng là “bước đệm” lý tưởng cho các tổ chức, doanh nghiệp có nguyện vọng hướng đến sự đa dạng tương tác người sử dụng.

Chi phí dành cho việc lưu trữ và băng thông sẽ là rất lớn và tăng liên tục khi gộp tất cả các chức năng vào cùng một website. Do vậy, việc sử dụng tên miền phụ chính là giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí cho vấn đề này.

Với cách tạo tên miền phụ sẽ giúp có nhiều hơn các website con tương thích với kích thước của từng màn hình, theo từng bố cục và content nội dung phù hợp với thiết bị đó.

TÌM HIỂU THÊM:

Một Domain chính có thể tạo ra được tối đa bao nhiêu subdomain

Theo quy tắc chung thì một domain chính có thể tạo ra vô số các subdomain khác nhau, không  bị giới hạn về số lượng tạo ra. Bởi vậy, nhiều người đã lợi sử dụng công cụ này để kiếm tiền, mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực marketing. Cách làm cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền để mua lại một tên miền chính “xịn”, sau đó tạo ra các subdomain liên quan tới và bán chúng cho những khách hàng có nhu cầu.

Mặc dù vậy, khi thành lập trang web dưới sự quản lý của subdomain thì vẫn cần phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Cấu hình nơi mà trang web đăng ký máy chủ.
  • Khả năng tương thích Seo của tên miền phụ.
  • Cấu hình của máy chủ DNS của tên miền cùng giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ chứa DNS hiện tại.

Chính vì vậy mà khả năng tương thích SEO chính là yếu tố quan trọng khiến các nhà quản trị giới hạn số subdomain có thể tạo ra. Bởi khi có quá nhiều subdomain thì khả năng tưởng thích với SEO sẽ bị giảm đi và điều này gây ảnh hưởng đến website chính.

Bên cạnh đó, Domain có thể tạo ra nhiều subdomain, nên giữa chúng sẽ không có quá nhiều điểm khác biệt. Có nhiều người vẫn bị nhầm lẫn và cho rằng “www” là một phần thuộc vào Domain. Nhưng thực chất, tên miền chính sẽ chỉ có dạng abc.com, còn trong trường hợp “www.abc.com” thì đây là một subdomain.

Hướng dẫn tạo Subdomain đơn giản và hiệu quả

Subdomain quan trọng như vậy nên cách để tạo ra các subdomain luôn là điều được các nhà quản trị, SEOer quan tâm. Và sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo ra tên miền phụ hiệu quả nhất.subdomain là gì2

Hostinger hỗ trợ người dùng tạo và quản trị subdomain mộ cách dễ dàng và đơn giản nhất từ Control Panel của tài khoản hosting.

  • Bước 1: Người dùng chọn vào mục Domains từ Control Panel.
  • Bước 2: Sau khi đã nhập subdomain mà bạn cần tạo thì nhấn nút Tạo để thực hiện công đoạn này.
  • Bước 3: Khi bạn đã tạo được subdomain thì hãy nhìn vào thống kê Liệt kê những Subdomain hiện hành, và bạn sẽ phát hiện được các domain đã tạo ra gồm những cái nào và đường dẫn tới thường có dạng: /public_html/subdomain
  • Bước 4: Lúc này người dùng có thể tiến hành upload source web vào thư mục và chạy như bình thường.

Nhìn chung, subdomain chính là một công cụ tuyệt vời và mang tới nhiều lợi ích cho website. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng subdomain cho website, hãy sử dụng chúng có mục đích nhất định để phát huy hiệu quả. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, một lần nữa bạn sẽ hiểu rõ hơn về subdomain cũng như cách tạo subdomain sao cho dễ dàng và đạt hiệu quả nhất.

THAM KHẢO THÊM:

Rate this post