Tổng hợp mô hình internal link hiệu quả trong SEO

Trong SEO thì SEO on page và SEO off page là những thành phần quan trọng quyết định đến thành công. Trong đó việc bạn làm tốt phần on-page sẽ chiếm đến 80%. SEO on page cũng đồng nghĩa với việc tìm kiếm nhiều liên kết trở về trang web của mình. Do đó việc nghiên cứu, xây dựng mô hình internal link phù hợp là một trong những khâu cực kỳ quan trọng trước khi bắt đầu thực hiện.

Tuy nhiên khi bạn tiến hành SEO Onpage đã ổn định thì việc seo Offpage cũng quan trọng không kém là bước thúc đẩy từ khóa lên TOP. Để có nguồn backlink chất lượng, bạn có thể liên hệ với backlinkbao.com để mua backlink giá rẻ.

Nội dung hay, trải nghiệm người dùng tốt và sắp xếp internal link hợp lý. Chắc chắn những từ khóa của bạn sẽ lên top mà không cần xây dựng quá nhiều backlink trỏ về.

internal link
Internal link là gì?

Internal link là gì?

Internal link được xem là những đường dẫn trỏ đến một 1 trang khác thuộc cùng 1 domain. Một số loại liên kết nội bộ phổ biết mà bạn có thể thấy đó là link từ trang chủ đến các danh mục trong menu, link từ danh mục đến bài viết, link từ bài viết này sang bài viết kia,…

Giống như website thì những liên kết nội bộ của site phải được tối ưu hóa thì mới đạt được những kết quả SEO tốt nhất. Đặc biệt độ cạnh tranh đang ngày càng gia tăng như hiện nay thì công việc xây dựng mô hình internal link tối ưu sẽ như là 1 công việc bắt buộc.

Những nội dung có liên quan đến nhau trên cùng một website cần có sự kết nối, dẫn dắt rõ ràng và logic. Liên kết thông qua các Anchor Text được chèn link sao cho phù hợp thì độ uy tín của tên miền và sức mạnh của những trang trong web cũng được tăng lên.

Tổng hợp hình internal link trong SEO

Khi bạn xây dựng những liên kết nội bộ chặt chẽ thì cấu trúc website sẽ được tối ưu. Giúp những nội dung đã được viết trên website của bạn liên kết chặt chẽ hơn. Tăng độ tin tưởng và rõ ràng về chủ đề của web đối với spider của Google.

Hiện nay có 3 dạng mô hình internal link được xem là tối ưu nhất. Đó chính là: Mô hình kim tự tháp, bánh xe và cộng hưởng.

1. Mô hình kim tự tháp

Mô hình này sẽ phát huy được tối ưu công năng của mình khi bạn xác định rõ trang đích muốn SEO lên top. Tức là dồn trọng tâm từ các link của những trang con, bài viết con trỏ về chuyên mục đó. Sau đó từ nội dung của chuyên mục sẽ trỏ về trang chủ hoặc ngược lại. Việc tìm một trang web được ưu tiên nhất trên domain một cách dễ dàng nhất sẽ được google đánh giá cao hơn các trang còn lại.

internal link kim tự tháp
Mô hình Internal link kim tự tháp

2. Mô hình bánh xe

Cấu trúc bánh xe lại hiệu quả hơn khi bạn muốn SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một website. Làm như vậy thì việc tìm kiếm và điều hướng sẽ không còn tập trung hướng về một đích duy nhất như mô hình kim tự tháp nữa. Thay vào đó sẽ chia đều ra các trang con trên website. Việc SEO từ khóa như vậy sẽ cần tốn nhiều thời gian hơn. Đồng thời cũng không được Google đánh giá cao bởi chúng không tìm được trang đích. Tùy vào nhu cầu seo từ khóa như thế nào mà bạn nên lựa chọn một mô hình internal link thích hợp.

internal link bánh xe
Mô hình Internal link hình bánh xe

3. Mô hình cộng hưởng

Đây có thể nói là mô hình liên kết link hiệu quả nhất, tối ưu nhất. Bởi mô hình này kết hợp được những ưu điểm của cả hai mô hình nói ở trên. Mô hình này đồng bộ được hệ thống từ khóa cùng việc hướng đến một trang đích quan trọng nhất của website. Điều này không chỉ giúp Google đánh giá cao mà còn hình thành một cấu trúc website vững chãi và mạch lạc nhất.

Lưu ý để điều hướng internal link hiệu quả

Trước khi tiến hành SEO thì bạn phải xác định rõ trang đích của mình hướng. Những từ khóa nào sẽ được sử dụng để thực hiện. Tiếp đó, bạn sẽ lựa chọn được mô hình internal link lý tưởng nhất phục vụ cho mục đích của mình. Để việc điều hướng đạt hiệu quả cao thì bạn nên nắm một số lưu ý sau.

Số lượng liên kết nội bộ

Một bài viết có khoảng 700 từ trở lên thì chỉ nên đặt từ 3 – 5 link nội bộ trong bài. Tránh đặt quá nhiều sẽ gây khó chịu cho người đọc và không được Google đánh giá cao.

Vị trí đặt link

Thông thường thì sẽ đặt 1 link ở phần đầu của bài viết để trỏ về trang chủ của web. Đặt 1 link thuộc nội dung liên quan ở giữa bài và 1 ở cuối bài để trỏ về chuyên mục tiếp theo. Tùy theo ý tưởng mà lựa chọn vị trí đặt link sao cho hợp lý nhất. Trong các Anchor text thì cần phải chèn vào ít nhất vào 1 từ khóa mà bạn muốn Seo. 

Lựa chọn mô hình internal link xong thì phải đặt những liên kết đó sao cho tự nhiên, không gượng ép. Tốt nhất là những liên kết nội bộ nên nằm trong phần nội dung chính của bài viết. Hạn chế tối đa việc sử dụng các anchor text theo dạng như: tìm hiểu thêm, xem ngay, tin tức liên quan,…

Đa dạng hóa các anchor text

Vì một bài chèn nhiều liên kết nội bộ nên những anchor text cũng cần tạo được sự thân thiện đối với người dùng. Đặc biệt nên khéo léo lồng ghép những từ khóa mà bạn muốn SEO vào đây. Chú ý chỉ để những câu từ ngắn gọn, tóm lược được nội dung và ý nghĩa của bài viết muốn hướng đến. 

Việc tối ưu và xây dựng mô hình internal link không mất quá nhiều thời gian xong hiệu quả mà nó mang đến lại vô cùng lớn. Hãy tiến hàng theo những phương pháp trên để đạt được kết quả như mong muốn nhé.

Rate this post