SEOquake là một trong những công cụ SEO miễn phí tốt nhất hiện nay, thường được người dùng website sử dụng để tối ưu hóa trang web của họ.
Vậy SEOquake là gì?
Cụ thể, SEOquake là plugin SEO miễn phí được tích hợp trên các trình duyệt Mozilla Firefox, Google Chrome và Opera giúp cung cấp dữ liệu về các yếu tố để tối ưu website bằng những thao tác vô cùng đơn giản.
Công cụ này vừa giúp SEOer đánh giá được các thông tin về website của mình vừa giúp phân tích website của đối thủ cạnh tranh. Để bạn có những điều chỉnh phù hợp để giúp website của mình tăng thứ hạng. Tuy nhiên, SEOQuake cũng có nhược điểm là khá nặng và phức tạp, gây ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tải trang khi sử dụng.
Công cụ SEOquake cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng về website gồm:
- Đường dẫn URL, tiêu đề và mô tả mật độ, chất lượng từ khóa của website mà bạn muốn phân tích.
- So sánh URL và tên miền (domain).
- Tra cứu thông tin miền, tuổi của tên miền
- Kiểm tra các thông tin về backlink, Internal link và External.
- Thông tin về chỉ số Pagerank phản ánh chất lượng website tốt khi thứ hạng cao.
- Thời gian Cache (bộ nhớ đệm, nơi lưu trữ tạm thời) truy cập vào website.
- Phân tích nội dung trong nội bộ và bên ngoài website.
- Và Một số dữ liệu khác dẫn đến kết quả trên top các trang tìm kiếm như Google. Bing…
SEOquake sẽ giúp bạn tổng hợp toàn bộ các yếu tố có trong website và đưa ra cái nhìn tổng quát nhất bạn đỡ phải dùng nhiều công cụ khác nhau để đánh giá từng yếu tố riêng lẻ trong cùng một website.
Công dụng của mỗi thành phần trên SEOquake
Thẻ Page Information: Từ thẻ này giúp bạn biết được những thông tin căn bản, khả dụng của website như: URL, title (tiêu đề), meta keywords, meta description, internal link (các liên kết nội bộ trong web), external link (liên kết bên ngoài web), server (máy chủ).
Thẻ Google Pagerank: Từ chỉ số Google Pagerank (thứ hạng chuẩn của website) giúp đánh giá độ tin cậy của website. Chỉ số này càng cao thì theo đó thứ hạng website của bạn càng cao.
Thẻ Google Index: chỉ số này cho biết những trang đã được Google đánh chỉ mục. Và chỉ số này đánh giá mức độ liên tục cập nhật nội dung trên website. Đặc biệt, nếu chỉ mục nội dung bị phạt lỗi và không tìm thấy trên Google thì sẽ hiển thị N/A.
Thẻ Alexa Rank: Chỉ số này đánh giá sự phổ biến và hiệu quả hoạt động của website. Chỉ số này càng nhỏ càng thể hiện sự hoạt động của website là càng tốt nó ngược lại với Pagerank.
Thẻ Webarchive age: Thẻ này là ngày tạo tên miền của website, từ đó tính ra tuổi của domain. Tuổi domain càng cao chứng tỏ thời gian hoạt động của website càng lâu và website càng uy tín hơn.
Thẻ Facebook likes: Từ Facebook thẻ này sẽ phân tích và cung cấp số lượng like trang web của bạn để trang của mình có được nhiều người thích hay không.
Thẻ Google Plus One: Chỉ số này thể hiện số lượng tăng thêm liên kết đến web thông qua Google.
Thẻ Whois: Thẻ này cung cấp thông tin cơ bản về người sở hữu và quản lý trang web, IP và thông tin server.
Thẻ Page Source: Từ thẻ này có thể tìm hiểu thông tin về code và mã nguồn của website.
Thẻ Destiny: thẻ này cung cấp thông tin về mật độ và tần suất từ khóa từng trang có phù hợp không. Mật độ khoảng 3 – 5% là tối ưu nhất.
Thẻ Internal: Chỉ số lượng liên kết nội bộ trong trang web chỉ về.
Thẻ External: Chỉ số lượng liên kết bên ngoài website chỉ về và có thể phát hiện ra những liên kết được ẩn đang chèn vào website của bạn.
Hướng dẫn sử dụng SEOquake đơn giản nhất
Thẻ On – Page SEO audit ( kiểm toán SEO trên trang)
Nếu bạn biết một vài công cụ audit trang thì những thông tin về website sẽ phát hiện ra lỗi HTML. Điển hình như: độ dài tiêu đề, thẻ alt ảnh, thẻ meta description, tỷ lệ HTML/text và những thông số chuẩn khác nữa. Các dữ liệu này bạn có thể xuất qua 3 bước:
Bước 1. Đầu tiên, nhập địa chỉ trang website của mình trên trình duyệt Chrome, Firefox, Cốc Cốc.
Bước 2. Chọn biểu tượng SEOquake (SQ) trên trình duyệt.
Bước 3. Xuất hiện cửa sổ pop – up và chọn “Diagnosis” thì sẽ hiện ra một bản dữ liệu tóm tắt được xuất ra giúp bạn xem xét đề xuất cải thiện tối ưu website tốt hơn.
Mật độ từ khóa
Khi bạn muốn phân tích mật độ từ khóa, sự phân bố từ khóa, mức độ lặp lại như thế nào. Nó có thể nằm trong title, meta description, heading, meta keyword? khi đó bạn cần thực hiện:
Bước 1 và bước 2 tương tự trên
Bước 3: Khi cửa sổ pop–up xuất hiện, chọn “Destiny”.
Internal link và External link ( liên kết trong và ngoài trang web)
Để biết được thông tin chi tiết về các liên kết nội bộ, liên kết từ bên ngoài trỏ về website hay số lượng link DO hoặc link NO, link hình ảnh. Công cụ SEOquake sẽ giải quyết những vấn đề này một cách dễ dàng. Cụ thể theo các bước:
Bước 1 và 2:Tương tự vẫn là bước mở trình duyệt -> Gõ vào địa chỉ website của bạn -> kích hoạt SEOquake.
Bước 3: Khi cửa sổ pop – up xuất hiện, bạn chọn Internal hoặc External, bạn sẽ thấy xuất hiện một bảng danh sách chi tiết các liên kết nội bộ và liên kết ngoài đã được thiết lập trên website.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho bạn những thông cơ bản về SEOquake như khái niệm và các tính năng, cách sử dụng nó như thế nào.Chúng tôi hy vọng những thông số từ công cụ này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình làm SEOer.
Xem thêm: Internal link là gì? Cách xây dựng internal link đúng cách
Bật mí 17 cách viết tiêu đề chuẩn Seo, hấp dẫn