Cấu trúc Silo là gì? Cấu trúc Silo cho SEO?

Cấu trúc Silo là một trong những cách thức tối ưu Seo onpage hiệu quả, giúp Google hiểu và đánh giá cao hơn về website của bạn. Tất nhiên không phải tự nhiên mà tôi lại nói như vậy, lý do sẽ được giải thích ngay sau đây.

Cấu trúc silo 1
Cấu trúc Silo

Trước tiên để tìm hiểu về cấu trúc này, hãy trở lời câu hỏi đầu tiên của tôi: Một cuốn sách không có mục lục, các chương được sắp xếp ngẫu nhiên không liên quan gì tới nhau thì cuốn sách đó có được tối ưu hay không? Bạn có dễ đọc nội dung của cuốn sách hay không? Bạn có thích đọc cuốn sách đó hay không? Thì tương tự làm website cũng vậy. Không chỉ giúp người dùng dễ đọc, dễ hiểu và Google cũng luôn yêu thích và đánh giá cao những trang web được tối ưu cấu trúc nội dung tốt, có bố cục rõ ràng, chủ đề, mục lục phù hợp.

Và hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một trong những cấu trúc Silo phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay được nhiều người tin dùng đó chính là cấu trúc Silo.

Cấu trúc silo là gì?

Cấu trúc silo là một loại cấu trúc trang web chuyên sâu, bằng cách nhóm các nội dung liên quan của một trang web lại với nhau một cách có tổ chức. Các nhóm cấu trúc này có phân chia thứ bậc theo chủ đề chính và chủ đề phụ. Silo đơn giản là chia nội dung trang web thành những nội dung khác nhau.

Một ví dụ đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn:

www.yourwebsite.com – đây là trang chủ của bạn

www.yourwebsite.com/topic1 (silo)

www.yourwebsite.com/topic1/subtopic1

www.yourwebsite.com/topic1/subtopic2

www.yourwebsite.com/topic2 (silo)

www.yourwebsite.com/topic2/subtopic1

www.yourwebsite.com/topic2/subtopic2

www.yourwebsite.com/topic3 (silo)

www.yourwebsite.com/topic3/subtopic1

www.yourwebsite.com/topic3/subtopic2

Cấu trúc silo
Một ví dụ về cấu trúc Silo

Khi nội dung trang web của bạn được sắp xếp theo cách này thì càng giúp Google hiểu rõ hơn website của bạn hướng tới chủ đề, từ khóa nào? cấu trúc website của bạn sẽ được Google đánh giá cao hơn, người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn.

 

Trang web của bạn có thể được hưởng lợi lớn bằng cách tổ chức nội dung của bạn thông qua các cấu trúc silo. Các công cụ tìm kiếm sẽ thích trang web của bạn hơn các trang tương tự trong cùng một chủ đề, bởi vì Google sẽ hiểu rõ nội dung của bạn và các từ khóa bạn đang nhắm mục tiêu. Liên kết giữa các chủ đề và các trang sẽ củng cố chủ đề của trang web và giữ cho nội dung của bạn liên quan chặt chẽ và tập trung.

Một cấu trúc silo tuyệt vời là việc kết hợp giữa cấu trúc silo vật lý và cấu trúc silo ảo. Mỗi mục trong cấu trúc có thể được liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên những nội dung liên quan, tăng sức mạnh của website.

Cách xây dựng cấu trúc silo

Xây dựng cấu trúc silo đòi hỏi quá trình và nhiều bước thực hiện

Bước 1: Xác định chủ đề trang web

Bắt đầu quá trình tạo cấu trúc silo bằng cách xác định chủ đề trang web của bạn. Hãy trả lời các câu hỏi bao gồm:

  • Chủ đề mà website của bạn đang hướng tới là gì?
  • Các chủ đề, từ khóa nào nào liên quan đến website của bạn?
  • Người dùng tìm đến nội dung website của bạn bằng cách nào (truy vấn tìm kiếm chính)?
  • Làm cách nào để thực hiện cụ thể cho chủ đề website của bạn rõ ràng?

Bước 2 : Xây dựng chủ đề trang web với cấu trúc silo vật lý

Xem xét liệu bạn có thể thực hiện xây dựng cấu trúc silo vật lý hay không thông qua cấu trúc thư mục của trang web và áp dụng điều này nếu có thể. Nếu không thì chúng ta sẽ tiến hành xây dựng cấu trúc silo ảo

Bước 3 : Kiểm tra cấu trúc silo ảo

Cấu trúc silo ảo chính là các internal link vì vậy ở bước này chính là việc kiểm tra cẩn thận cấu trúc liên kết được triển khai trên toàn trang web, áp dụng các kỹ thuật liên kết giữa các trang để củng cố chủ đề trang web.

Bước 4 : Tạo nội dung chứa từ khóa

Tạo và xuất bản các nội dung có liên quan, chất lượng bao gồm các cụm từ khóa được nhắm mục tiêu vào các silo tương ứng.

Tóm lại, cấu trúc Silo đã trở thành bộ cấu trúc quan trọng cho website, silo cho phép chúng ta xây dựng một trang web phù hợp với người dùng và công cụ tìm kiếm. Vậy nên hãy cố gắng tạo ra cấu những cấu trúc silo phù hợp nhất, liên kết chặt chẽ với nhau nhất có thể.

Xem thêm:

Rate this post